Thế giới mừng Ngày của mẹ

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước torng nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

“Ca dao VN”

Ơn này, làm sao con có thể quên. Cha mẹ con sinh con ra trong sự bao bọc, chở che, mang đến cho con một sự trưởng thành tròn trịa, trao cho con cuộc sống êm đềm, hiền hoà chưa phải lo nghĩ gì con mới thấy cuộc sống của mình thật sự hạnh phúc trong đủ đầy, toàn vẹn và hơn biết bao bạn phải mồ côi. Với con, mẹ là người con mắc nợ nhiều nhất(trong đó có cả ba). Tuy gia đình mình ko khá giả nhưng ba mẹ đã lo cho con đến hôm nay nuôi con ăn học lo cho con từng giấc ngủ nhất là torng kì thi đaị học. Tuy con vô lễ với mẹ rất nhiều nhưng mẹ vẫn yêu thương vô bờ bến.

Nếu bạn muốn bày tỏ tình yêu, lòng biết ơn với mẹ sao ko thử những việc làm sau nhỉ và mình đã từng làm rất nhiều:

1.Hãy đến thăm mẹ nếu có thể
2.Mua bưu thiếp tặng mẹ, kèm theo đó một lá thư viết riêng cho mẹ
3.Làm hoà nếu trong nhà đang có xung đột để mái ấm yên bình hơn
4.Bỏ qua cãi vã trước khi quá muộn
5.Trồng hoa, cây để mang lại vẻ đẹp cho thế giới và niềm vui cho những ai nhìn thấy “công trình” của bạn.
6.Nấu ăn cho mẹ, dọn rửa bát đĩa, cọ vết dầu mỡ bám trên tường v.v.

Ở Việt Nam, Ngày của mẹ thường được gắn với ngày 8-3, 20-10 hoặc lễ Vu lan (rằm tháng bảy âm lịch). Gần đây, với sự hòa nhập nền văn hóa chung của thế giới, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã có thêm ngày chủ nhật thứ hai của tháng năm là Ngày của mẹ theo nhiều nước phương Tây (năm nay là 11-5-2008). Tuy nhiên, ở nhiều nước Ngày của mẹ không thống nhất với nhau.

Tương truyền “Ngày của mẹ” trên thế giới bắt nguồn từ nước Anh thế kỷ 17, những năm 1600 là ngày Chủ nhật thứ tư của tháng Ba. Vào ngày này, những người thợ học việc, quản gia, người giúp việc cho các gia đình ở Anh được phép trở về nhà thăm mẹ. Họ thường mang theo quà – “bánh dành cho mẹ” – một loại bánh quả hay bánh bột nhào phết trái cây có tên “Simnel”, hoặc cháo bột ngũ cốc “Furmety” dùng cho bữa tối hôm đó của cả gia đình. Phong tục tốt đẹp thất truyền ở Anh vào thế kỷ 19 và chỉ được phục hồi sau đại chiến II.

Mãi đến năm 1914, vị tổng thống thứ 28 của nước Mỹ Woodrow Wilson mới ký sắc lệnh chính thức công nhận ngày chủ nhật thứ hai của tháng năm là Ngày của mẹ trên toàn nước Mỹ.

Người Mỹ và dân một số nước khác như Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc và Bỉ kỷ niệm Ngày của mẹ vào ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm.

Tại Tây Ban Nha, Ngày của mẹ rơi vào mùng 8 tháng 12, không chỉ tôn vinh những bà mẹ trong các gia đình mà cả mẹ Mary, mẹ của Jesus nữa.

Người Pháp kỷ niệm Ngày của mẹ vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng Năm. Trong bữa tối của gia đình, những người con dâng tặng mẹ chiếc bánh mô phỏng hình bó hoa để bày tỏ lòng thành kính.

Tại Trung Quốc, những tù nhân tại nhà tù ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm được gặp gỡ mẹ trước dịp lễ của người sinh ra mình. Ở Hàng Châu (Chiết Giang), những em bé mẫu giáo đã được dạy rửa chân cho cha và mẹ của mình như một cách thể hiện lòng kính trọng trước ngày lễ của mẹ.

Đến nay, Ngày của mẹ được kỷ niệm ở hơn 40 nước và nét văn hoá đẹp này bắt đầu du nhập vào các nước Á Đông.


"Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm con muỗng cháo
Khi con đòi ngủ
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con
Ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ
Ngày thêm sợi bạc …."

Ngày Xưa Có Mẹ – Thanh Nguyên

Từ đáy lòng mình, con muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến mẹ – người đã mang đến cho con một phần ý nghĩa trong cuộc đời. Con luôn tin tưởng một điều: Con sẽ không để mẹ phải thất vọng. Con sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình để mang đến sự hài lòng cho những người mà con yêu quý. Mẹ ơi! Con biết ơn và yêu mẹ thật nhiều!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *